ĐĂNG NHẬP  
image banner
   
Cảnh báo bệnh dại trên địa bàn huyện Đô Lương trong mùa hè

Bắt đầu mùa nắng nóng năm nay, nhiều người dân trên địa bàn huyện Đô Lương bị chó nuôi cắn, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh dại. Chỉ tính riêng trong tháng 4/2025 và tính đến ngày 5/5/2025, có trên 150 người dân bị chó cắn đến Trung tâm y tế huyện để tiêm phòng.

Mới đầu buổi sáng sớm, tại phòng tiêm của Trung tâm y tế huyện Đô Lương đã có rất đông người dân đến tiêm phòng bệnh dại do bị chó cắn, đủ các lứa tuổi từ người già, trung niên, trẻ nhỏ.

Anh Lê Văn Hiến ở xóm Hói Mới xã Nam Sơn- Đô Lương cho biết: “Tôi bị con chó nuôi trong nhà cắn, sau đó chó chết, nên phải đi tiêm. Tôi tiêm 3 mũi rồi, còn tiêm 2 mũi nữa”.

Anh-tin-bai

 Anh Trần Văn Hiến xã Nam Sơn- Đô Lương đến Trung tâm Y tế làm thủ tục tiêm vắc xin phòng bệnh dại mũi thứ 4

Theo thông tin từ Trung tâm y tế Đô Lương cho biết, từ ngày 16/4/2025 trên địa bàn xã Nam Sơn –Đô Lương xuất hiện 1 con chó có biểu hiện nghi dại, được gia đình nuôi nhốt trong nhà nhưng đã tấn công 6 người (3 người bị cắn ngày 16/4, 2 người bị cắn ngày 18/4, 1 người bị cắn ngày 19/04/2025). UBND xã Nam Sơn và cơ quan chuyên môn phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương xét nghiệm. Đến ngày 25/4/2025 đã có kết quả xét nghiệm về mẫu bệnh phẩm dương tính với vi-rút dại. Ngày 25/3 cũng 1 con chó có xét nghiệm dương tính vi rút dại tại xã Hiến Sơn- Đô Lương, trước đó chó đã cắn một cháu bé 8 tháng tuổi. Ngay sau đó, 6 người bị chó cắn và cháu bé đã được tiêm phòng kịp thời.

Các chuyên gia y tế cho biết, mùa Hè sắp tới chính là thời điểm bệnh dại dễ bùng phát. Nắng nóng khiến chó dễ kích động, hung dữ, trong khi tình trạng thả rông vật nuôi không tiêm phòng vẫn phổ biến ở nước ta. Đây là điều kiện thuận lợi để virus dại lây lan trong cộng đồng. Chó có thể cắn bất cứ lúc nào, các trường hợp chó cắn đều cũng rất bất ngờ. Chị Phạm Thị Thành ở xóm 7 Trù Sơn- Đô Lương đưa con đến Trung tâm y tế Đô Lương để tiêm phòng cho biết: “Tôi đưa con đi học, chở cháu sau xe máy, có một con chó ở trong nhà nhảy ra cắn vào chân con tôi”.

Anh-tin-bai

 Cháu nhỏ ở xã Trù Sơn- Đô Lương bị chó cắn được mẹ đưa đến tiêm phòng

Hiện nay, cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng đầy đủ cho 100% chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Khi nuôi chó, phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm. Không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi.

Khi bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại. Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone-iodine (nếu có). Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.

Sau đó, đến ngay Trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại. Tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa.

Anh-tin-bai

 Ảnh minh họa xử lý vết thương do chó cắn

Trở lại với việc 6 người bị chó cắn ở xã Nam Sơn- Đô Lương, Bác sỹ Nguyễn Thị Ngân- Trung tâm y tế huyện Đô Lương cho biết: “Về mùa hè nắng nóng, trên địa bàn Nghệ An nó chung và huyện Đô Lương nói riêng, bệnh dại đang phát triển. Vừa rồi trên địa bàn xã Nam Sơn chó cắn 6 người, sau đó có đi thầy lang chà lưng theo dân gian để phát hiện có bệnh dại hay không, trong 6 người thì có người nổi vết có người thì không, nghĩa là có người mắc dại, có người thì không. Tuy nhiên sau đó cả 6 người về có ý kiến với nhà chủ có chó  đang sống và chặt đầu, gửi mẫu đem ra Thú y Trung ương xét nghiệm, kết quả dương tính với bệnh dại. Sau đó cả 6 người đã đi tiêm phòng. Do vậy, khuyến cáo toàn bộ nhân dân, tiêm phòng bệnh dại cũng như tiêm phòng các loại vắc xin khác, có thể chủ động tiêm khi mắc bệnh hoặc không mắc bệnh, vì khi bị chó cắn cần đi tiêm càng sớm càng tốt. Không nghe truyền miệng đi chà lưng theo dân gian xem có mắc dại hay không”.

Virus dại là một trong những tác nhân truyền nhiễm nguy hiểm nhất, với tỷ lệ tử vong lên tới 100% nếu người bệnh đã phát cơn dại. Người dân cần tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi, không thả rông chó mèo. Nếu đưa chó ra ngoài, phải đeo rọ mõm.

Tuyệt đối không để trẻ nhỏ tiếp xúc gần với chó lớn khi không có người giám sát. Khi bị chó cắn (bao gồm cả chó đã được tiêm phòng), cần đến cơ sở y tế để được xử trí và tiêm phòng đúng phác đồ.

Đây là thời điểm cần nâng cao nhận thức cộng đồng về sự nguy hiểm của bệnh dại và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả không chỉ trên địa bàn huyện Đô Lương. Những khuyến cáo về việc tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi, quản lý vật nuôi an toàn, sơ cứu đúng cách khi bị chó cắn và nhanh chóng đến cơ sở y tế để tiêm phòng cần được người dân thực hiện nghiêm.

                                                                         Ngọc Phương

 
12345678910...
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
 
image

Tin tức
  • Nghệ An với công tác truyền thông chính sách
1 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement