Vùng đất Đô Lương có lâu đời từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước, địa danh lục hẹp lúc rộng và những tên gọi khác nhau nhưng danh xưng Đô Lương mới có khoảng 200 năm lại nay. Năm 1831 niên hiệu Gia Long đời Nguyễn Thánh Tổ, thì trấn Nghệ An tách thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh. Cũng trong năm này, đổi tên phủ Anh Đô thành phủ Anh Sơn, thành lập huyện Lương Sơn trực thuộc phủ Anh Sơn. Cũng thành lập tổng Đô Lương thuộc huyện Anh Sơn, có thể nói danh xưng Đô Lương chính thức có từ năm 1831 đến nay đã là tròn 190 năm.Thời thuộc địa Pháp Phủ Anh Sơn chia thành 6 tổng có 115 làng (Lạng Điền, Đặng Sơn, Đô Lương,Thuần Trung, Yên Lăng, Bạch Hà). Trải qua hàng nghìn năm chiêu dân lập ấp, mở mang biên địa, tạo nên vùng đất Đô Lương phong cảnh nên thơ, từ dãy núi Đại Huệ đến đỉnh Truông Dong, ngược dòng sông Lam trông về các cánh đồng lúa dạt dào sóng lượn dệt nên những mùa vàng Yên Văn Thịnh Hòa. Lạc Tân Thái. Quang Minh Thượng. Đứng trên đỉnh núi Bạc Đầu cao nhất Đô Lương nhìn về dãy núi Quỳ Lĩnh ta như lạc vào cõi tiên nhất là những cánh đồng lúa xanh tốt bước vào vụ mùa chín rộ cho ta thấy “Đô Lương như một bức tranh thủy mặc” như một lòng chảo bốn bề là núi rừng ở giữa là những cánh đồng bát ngát hương thơm đồng nội.Con người ở nơi đây giàu lòng yêu nước, cần cù lao động, biết quý trọng các thuần phong mỹ tục mà cha ông để lại, biết tạo nên các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, giữ gìn các làn điệu dân ca ví dặm, câu hát đò đưa…nhiều đình đền miếu mão được xây dựng qua các triều đại vẫn còn giữ nguyên giá trị uy nghi, kiến trúc tinh xảo, các di tích này đều gắn tên tuổi các vị anh hùng dân tộc từ bao đời để lại, gắn liền quá trình phát triển các dòng họ khác nhau trong quá trình mở mang vùng đất này.
Ngày 19/4/1963 theo Quyết định số: 92/QĐ/CP, tính đến nay đã gần 60 năm, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và gắn liền với 21 kỳ Đại hội Đảng bộ huyện, với tổng số đảng viên là 10.717/214.580 dân số (chiếm tỷ lệ 4,99%),có 1443 dòng họ và 1104 nhà thờ họ. Toàn huyện có diện tích tự nhiên: 35.372,17 ha, mật độ dân cư 583 người/m2. Đơn vị hành chính cấp xã thị trấn: 33, xóm khối:190, hộ gia đình: 58.164 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 1,65% cận nghèo 3,57%.Tổng số lao động trong độ tuổi:115.373 người, trong đó trong nông, lâm, thuỷ sản chiếm 51,09 %; dịch vụ, buôn bán 16,4%. Thu ngân sách nhà nước khoảng 390 tỷ đồng, bình quân thu nhập đầu người năm 2020: 48,5 triệu/người/năm.
Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XXI xác định với mục tiêu đến năm 2023 đạt huyện Nông thôn mới với 100% xã đạt chuẩn trong đó có 3-5 xã nông thôn mới nâng cao hoặc kiểu mẫu. Với tinh thần đoàn kết toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ bằng sự quyết tâm rất cao tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và lực lượng Nhân dân tham gia tích cực. Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển biến tích cực từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tổng giá trị sản xuất của huyện hàng năm tăng, đời sống và thu nhập của Nhân dân được nâng cao, cơ sở hạ tầng đang tiếp tục được quan tâm đầu tư, xây dựng, an ninh quốc phòng được giữ vững. Văn hóa và Giáo dục được sự quan tâm và phát triển mạnh toàn diện. Tính đến nay đã có 29/32 đơn vị xã đạt nông thôn mới, 3 đơn vị Giang Tây, Hồng Sơn, Đại Sơn quyết tâm đạt năm 2021 như vậy sẽ là đơn vị huyện đạt Nông thôn mới với tỷ lệ 100% sớm 2 năm so kế hoạch đề ra.Thị trấn Đô Lương có 15 tuyến đường được đặt tên và đang quy hoạch gần 800 ha để phấn đấu trở thành đô thị loại IV trong những năm tới. Sự phát triển kinh tế xã hội Đô Lương, gắn liền với tên tuổi các nhà lãnh đạo từng là Bí thư Huyện ủy qua các thời kỳ như: Nguyễn Công Long quê Long Sơn, Anh Sơn; Đặng Đình Đôn quê Phúc Sơn, Anh Sơn; Ngô Trí Sanh, quê Lam Sơn; Nguyễn Văn Tuấn, quê Nam Sơn; Nguyễn Hữu Bản, quê Ngọc Sơn; Lê Tiến Củng, quê Nam Sơn; Nguyễn Công Nhuần, quê Minh Sơn; Nguyễn Văn Phước, quê Thị Trấn; Trương Hồng Phúc, quê Thị Trấn; Ngọc Kim Nam, quê Xuân Sơn và Phùng Thành Vinh quê Nghi Lộc.
Con người Đô Lương cần cù lao động, hiếu học và tài năng, từ vùng đất xưa vắng, cha ông ta đã tạo nên những cánh đồng bằng phẳng như các xã vùng đồng bằng, nơi đô thị buôn bán sầm uất như chợ Lường xưa, nay trở thành Trung tâm thương mại gắn với chợ Đô Lương truyền thống một biểu hiện mới sự phát triển đô thị hóa trên đất Đô Lương. Nơi đây ngày xưa ai từng đến nơi đây đã nổi danh là sự trù phú, phát triển, đô hội, thu hút đông đảo người tứ xứ về trao đổi buôn bán hàng hóa, những người dân thuộc các xã Tràng Sơn,Thị Trấn, Lưu Sơn, Đặng Sơn, Đông Sơn, Yên Sơn và dân cư dọc đường quốc lộ 7 đã có những giao thương rộng khắp cả nước về buôn bán hàng nông sản, thực phẩm, đồ gỗ. Đô Lương là trung tâm luân chuyển hàng hóa đi khắp mọi miền, kể cả sang nước bạn Lào, Trung Quốc,Thái Lan và Cam pu chia. Mỗi ngày có hàng chục chiếc xe khách đi các tuyến về phía Bắc và phương Nam thu hút hàng trăm người lưu thông các tỉnh bạn. Ngoài trồng trọt, chăn nuôi, Đô Lương có truyền thống lâu đời về nghề thủ công, buôn bán, đã một thời nổi tiếng nghề đồ gốm Trù Sơn. Trồng dâu nuôi tằm dệt lụa khắp các làng xã, nhất là Đặng Sơn, Bắc Sơn, Trung Sơn,Thuận Sơn. Thị trấn Đô Lương, trở thành trung tâm chính trị văn hóa, kinh tế của huyện tiếp đến là các thị tứ Yên Sơn, Tân Sơn, Thượng Sơn cũng rất phát triển, độc đáo nhất là chợ trâu bò Đại Sơn được coi là chợ lớn nhất khu vực Trung Bộ.
Truyền thống hiếu học, học giỏi, đậu đạt và thành công thể hiện cùng với lịch sử phát triển của Nho học thời phong kiến Việt Nam, truyền thống hiếu học, khoa bảng của Đô Lương cũng được hình thành và phát triển.Thời phong kiến chủ yếu là trường, lớp tư; mở và tổ chức dạy, học tại các gia đình, làng xã. Có thể kể đến Đặng Minh Bích (1453-1541) người làng Bạch Ngọc (Lam Sơn), Nguyễn Nguyên Thành (1825-1887), người làng Cẩm Ngọc (xã Đông Sơn); Lê Tông Truyện, Nguyễn Đăng Quý đều người làng Xuân Như . Một số gia đình, dòng họ có nhiều người đỗ đạt: Gia đình cụ Nguyễn Hữu Tố, làng Cẩm Ngọc, tổng Đô Lương (Đông Sơn). Gia đình Nguyễn Thái Đễ, người xã Diên Trường, Văn Tràng (xã Yên Sơn). Nguyễn Sỹ Cường ở Liên Sơn (Thị Trấn). Theo thống kê chưa đầy đủ trong số 463 Hương cống triều Lê của Nghệ An đất khoa bảng, đất học Đô Lương có 29 người, đứng sau Quỳnh Lưu, Nam Đàn và Thanh Chương. Một số làng nổi tiếng về sự học như Làng Xuân Như, xã Đặng Sơn có 8 người, làng Phú Nhuận, xã Đặng Sơn 5 người, làng Khả Quan,xã Bắc Sơn 4 người, làng Lễ Nghĩa,xã Minh Sơn 3 người. Học trò Đô Lương nêu cao truyền thống hiếu học, cày ruộng và đọc sách được coi trọng ngang nhau, phải cùng gia đình làm lụng cày bừa, cần kiệm kiếm cơm để có cái mà ăn học.Thời Nho học đã xây dựng nhiều Nhà Thánh (nhà văn chỉ) không chỉ để thờ Đức Khổng Tử mà còn là nơi để Hội Văn hàng năm tổ chức bình Văn, cho học trò thi viết chữ, trao thưởng khuyến học đã có từ lâu đời, sau này tới ngày 2/10/1996 mới có Quyết định thành lập Hội khuyến học Việt Nam nay đã 25 năm, từ tư tưởng "học suốt đời" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố đại tướng Võ Nguyên Giáp là người Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội. Các thế hệ trong một gia đình có 4 nhà giáo và nhà khoa học như ông Nguyễn Cảnh Toàn - Nguyễn Cảnh Cầu - Nguyễn Cảnh Hồ - Nguyễn Cảnh Cầm đều là người ở làng Nghiêm Thắng xã Đông Sơn, Đô Lương. Thầy giáo Nguyễn Trung Lục, nhà giáo là người làm Chủ tịch huyện đầu tiên ở Đô Lương tháng 8/1945. Gia đình có hai nhà giáo ưu tú như NGƯT Vương Đình Long và NGƯT Nguyễn Thị Kiều Hương và nhiều nhà giáo ưu tú khác.
Ngày nay còn nhiều học sinh giỏi xuất sắc tiêu biểu , kể đến Trần Tuấn Hiệp, sinh 1966, quê Yên Sơn, Huy chương Bạc Toán Quốc tế. Dương Trọng Hoàng, sinh1990, quê Thịnh Sơn, huy chương đồng toán quốc tế .Vũ Đình Long, sinh1992, quê Hồng Sơn, Huy chương Bạc môn Toán quốc tế. Tăng Văn Bình, sinh1992,quê Yên Sơn, thủ khoa ĐH năm 2010. Nguyễn Tất Nghĩa, sinh 1994,quê Hồng Sơn, 3 huy chương vàng quốc tế vật lý. Thái Đình Phúc, sinh 1995, quê Hòa Sơn, Huy chương Đồng môn Tin học Châu á –Thái Bình Dương. Hoàng Anh Tài, sinh1997, quê Yên Sơn, Huy chương Bạc môn Toán quốc tế... Có thể nói học sinh người Đô Lương mỗi em một hoàn cảnh nhưng điểm chung là nghèo khó vươn lên học giỏi, chính điều này đã làm cho Nhân dân cả nước biết đến vì vùng đất nghèo, hiếu học và học giỏi, phát huy được truyền thống cha ông trước đây. Người Đô Lương có nhiều tấm gương về học giỏi, rồi những tấm gương phục vụ cách mạng, phục vụ Nhân dân, sống thẳng thắn, chân tình với bạn bè, nêu gương đạo đức liêm khiết, tiết kiệm, được nhiều người yêu mến. Con người đây là những sản phẩm của giáo dục, mà giáo dục gia đình được tạo nên sản phẩm giáo dục chính hiệu từ truyền thống văn hóa dòng họ, quê hương Đô Lương được lưu truyền hậu thế.
Đô Lương nơi sản sinh ra các anh hùng trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc, trong lịch sử Đô Lương gắn chặt với lịch sử Nghệ An, xứ sở được gọi là “Phên dậu”, “Thánh địa” “Đất đứng chân” của các anh hùng hào kiệt trong các cuộc cầm binh giữ nước. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi những thắng lợi ở Bù Đằng, Trà Lân đều có đóng góp quân lương của Nhân dân Đô Lương. Khi chế độ phong kiến suy tàn, Nhân dân nơi đây đã đứng lên tham gia cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật trong hơn 30 năm trời. Sự nghiệp “Áo vải, cờ đào” của Quang Trung Nguyễn Huệ được Nhân dân đóng góp to lớn cả sức người và của cải, nhiều tên đất đất, tên người có công trạng được lưu danh đến ngày nay, trong suốt các cuộc chiến tranh giữ nước thời Bắc thuộc.
Trong thời Pháp thuộc sau năm 1858, các phong trào chống thực dân Pháp như Văn Thân, Cần Vương dẫy lên mạnh mẽ. Nổi bật thời kỳ này Đô Lương có cuộc khởi nghĩa của Tiến sỹ Nguyễn Nguyên Thành quê ở Đông Sơn đã khởi xướng và chọn căn cứ Bài Sơn làm chỗ đại doanh đã nhanh chóng quy tụ được nhiều lực lượng và đông đảo Nhân dân tham gia và hưởng ứng. Trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Đô Lương có nhiều cuộc cuộc biểu tình quy mô lớn vào ngày 1-2/6/1930 và ngày 8/9/1930 tại Truông Cồn Đọi xã Đà Sơn; Làng Bái Tắc xã Thịnh Sơn; Đình Lương Sơn xã Bắc Sơn, Đình Phú Nhuận xã Đặng Sơn, Hói quai xã Bồi Sơn... cùng với phong trào hưởng ứng của cuộc bãi công biểu tình của công nhân Vinh - Bến Thủy của nông dân Thanh Chương, Anh Sơn với khí thế mạnh mẽ, tạo nên làn sóng chống thực dân Pháp quyết liệt đòi tự do hạnh phúc của Nhân dân. Năm 1941 cuộc khởi nghĩa Đô Lương chống lại thực dân Pháp đã đi vào lịch sử huyền thoại về đấu tranh dành tự do và độc lập do Đội Cung lãnh đạo.
Ngày 23/8/1945, Nhân dân phủ Anh Sơn đã nhất tề đứng lên đập tan chính quyền cũ, lập nên chính quyền cách mạng. Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, công cuộc bảo vệ tổ quốc Nhân dân Đô Lương đã đóng góp sức người sức của to lớn cho đến ngày hoàn toàn thắng lợi. Có 18 xã Lưu Sơn, Mỹ Sơn, Thượng Sơn, Tràng Sơn, Giang Sơn, Nam Sơn, Đặng Sơn, Thị trấn Đô Lương, Đông Sơn, Minh Sơn, Lạc Sơn, Đà Sơn, Thịnh Sơn, Xuân Sơn, Lam Sơn, Bắc Sơn được nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân. Nhiều chiến sỹ đã anh dũng hy sinh, để một phần xương máu cho cuộc kháng chiến dành độc lập tự do cho ngày hôm nay. Toàn huyện có 8 anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân đó là: Ông Nguyễn Quốc Trị, ông Nguyễn Quốc Thất quê Đà Sơn; ông Đặng Quang Cầm, quê Lạc Sơn; Nguyễn Thái Nhự quê Yên Sơn; Trần Hữu Bào quê Hiến Sơn; Hoàng Văn Thanh quê Bồi Sơn; Biện Văn Thanh ,quê Minh Sơn; Lê Hữu Hòe ,quê Lam Sơn. Tính đến nay có đến hàng chục nghìn (hơn 50.000) người tham gia kháng chiến, bộ đội, dân công hỏa tuyến, qua chiến tranh đã để lại nhiều niềm đau thương mất mát không bao giờ được quên lãng máu thịt của chiến sỹ và đồng bào.Theo thống kê hiện nay đang quản lý hồ sơ: 4036 liệt sỹ, 3448 thương binh, 1441 bệnh binh, 1200 chất độc Dioxin, 262 mẹ Việt Nam Anh hùng, lão thành cách mạng: 154, cán bộ tiền khởi nghĩa: 113; Người bị địch bắt tù đày : 267 người; Đô Lương có 18 Tập thể anh hùng LLVT và anh hùng thời kỳ đổi mới, 8 cá nhân Anh hùng LLVT Nhân dân, 12 Nhà giáo Ưu tú, 4 Thầy thuốc Ưu tú, 05 nghệ nhân ưu tú và các tướng lĩnh người con quê hương.
Các di tích lịch sử trên địa bàn là điểm đến văn hóa tâm linh và văn hóa cộng đồng, làng xã nào cũng có đền thờ thành hoàng làng, các nhân vật có công lớn với Nhân dân, đất nước. Hiện tại theo thống kê chưa đầy đủ đã có 191 di tích được còn lưu giữ. Có 10 di tích cấp quốc gia như Đền Quả Sơn, Bồi Sơn; Đền Đức Hoàng, Yên Sơn; Đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan, Tràng Sơn; Khu di tích Truông Bồn, Mỹ Sơn; Đình Lương Sơn, Bắc Sơn; Đình Phú Nhuận, Đặng Sơn; Nhà Thờ họ Hoàng Trần, Đặng Sơn; Đền thờ Thái Bá Du, Yên Sơn; Nhà thờ họ Thái Đắc, Bài Sơn; Đền Phú Thọ, Lưu Sơn. Toàn huyện có 27 di tích được xếp hạng cấp tỉnh gồm: Nhà thờ họ Nguyễn Văn, Đền Linh Kiếm,Thuận Sơn; Nhà thờ họ Nguyễn Bá,Tràng Sơn; Đền Hội Thiện,Trù Sơn; Nhà thờ họ Nguyễn Nguyên, Nhà thờ họ Nguyễn Cảnh. Nhà thờ họ Hoàng Văn,Đông Sơn; Chùa Bà Bụt; Đình Phúc Hậu,Lam Sơn; Đình Long Thái; Nhà thờ họ Nguyễn Công,Thái Sơn; Nhà thờ họ Nguyễn Đình, Xuân Sơn; Nhà thờ họ Nguyễn Tất,Tân Sơn; Đình Phúc Yên,Ngọc Sơn; Nhà thờ họ Lê Đình,Văn Sơn; Đền Khai Long,Tân Sơn; Nhà thờ Đại tôn họ Thái Khắc,Thịnh Sơn; Chùa Nhân Bồi,Bồi Sơn; Đền Yên Mỹ,Bài Sơn; Mộ ông Nguyễn Ngọc Sỹ và Miếu Đông Sơn,Trung Sơn; Nhà thờ họ Nguyễn Công, làng Yên Trạch, Thái Sơn; Đền thờ Phan Sỹ Tuấn,Tràng Sơn; Nhà thờ họ Nguyễn Đình Chi 2 và Nhà thờ họ Nguyễn Văn Xuân Sơn; Nhà thờ Đại tôn họ Nguyễn Văn,Nam Sơn; Nhà thờ Đại tôn họ Nguyễn Trọng,Minh Sơn và Nhà thờ Đại tôn họ Nguyễn Quốc,Đà Sơn. Các công trình lịch sử văn hóa cách mạng, Tượng đài chiến thắng Truông Bồn là nói về một chứng tích hào hùng, bất hủ, ghi dấu những chiến công và sự hy sinh oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Tượng đài khởi nghĩa Đô Lương là di tích lịch sử ghi dấu ấn cuộc khởi nghĩa do ông Đội Cung lãnh đạo, đây cũng là nơi nhân dân Đô Lương thắp hương ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi xã, thị trấn đều có các nhà bia tưởng niệm đặt tại trung tâm của 33 xã, thị trấn được xây dựng giai đoạn từ năm 1990 - 1998 cơ bản tạo nên sự trang nghiêm, là nơi để Nhân dân tưởng niệm ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do và hạnh phúc của Nhân dân. Nguyện vọng của Nhân dân là có các điểm ghi nhớ, khôi phục các di tích lịch sử như: “Cuộc biểu tình tại Truông Cồn Đọi ngày 8/9/1930” tại xã Đà Sơn với khoảng hơn 3000 người; Khu di tích đập Ba ra, cống Mụ bà, Hiệp Hòa được xây dựng và quy hoạch điểm tìm hiểu du lịch.
Trên quê hương Đô Lương nơi sản sinh ra những nhân tài, các nhà khoa học các danh nhân gắn liền với văn hóa như trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học: PGS,TS, NGƯT, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đình Noãn (1934 - 2018), 85 tuổi đời, 55 tuổi nghề, 56 năm tuổi đảng, ông đã giữ nhiều trọng trách. Giáo sư tiến sỹ, NGND Nguyễn Cảnh Toàn, (1926 - 2017), nguyên Thứ trưởng Bộ giáo dục. Giáo sư tiến sĩ, ông Nguyễn Cảnh Cầu, sinh năm 1928, trường Đại học Quân y Hà Nội., Tiến sỹ triết học,ông Nguyễn Cảnh Hồ, sinh năm 1930; Giáo sư, tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Cảnh Cầm, ông sinh năm 1937. Giáo sư, tiến sỹ, ông Thái Bá Cầu, sinh năm 1939 tại Liên Sơn, nay là Thị trấn. Đại tá, Giáo sư, Tiến Sỹ, Nhà giáo Nhân dân ông Hoàng Xuân Lượng, sinh 1943, quê quán: xã Hòa Sơn. Về lĩnh vực ngành Y học: Ông Đặng Trọng Quang (1381-1448) quê thôn Thượng Thọ, xã Bạch Đường, Phủ Anh Sơn (Lam Sơn). Ông Thái Bá Ới (Hàn Ới) người làng Phương Liên xã Liên Sơn (Thị trấn) một người làm thầy thuốc “ Kim định” chữa phong thấp, thuốc mắt, cảm cúm, nổi tiếng ; "Nhà thuốc bắc gia truyền ông Han" tên thật là Lê Xuân Han (1914 - 2003), người Lam Sơn. Về lĩnh vực sản xuất Nông nghiệp: Ông Nguyễn Thái Hiến (ông Xu Hiến) quê thôn Yên Tứ, xã Diêm trường tổng Đô Lương, phủ Anh Sơn (Yên Sơn) Năm 1932-1935 ông là người tổ chức cho người dân Đô Lương vào Đà Lạt để phát triển nghề làm vườn, làm dược liệu, lập ấp Nghệ Tĩnh tại Đà Lạt, ông được coi là ông tổ của Actiso Đà Lạt; là người xuất khẩu hoa sang Pa ri nước Pháp. Về lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp, doanh nhân, bà Thái Thị Hương, sinh năm 1958 quê ở xóm Hồ Sen, xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương, Chủ tịch HĐQT tập đoàn TH. Ông Trần Đức Danh sinh năm 1973 quê Yên Sơn giám đốc Công ty TNHH Trường An, Chủ tịch hội doanh nghiệp huyện. Về lĩnh vực thể thao có cầu thủ quốc gia Nguyễn Công Phượng, sinh 1995, tại Mỹ Sơn, huyện Đô Lương. Cầu thủ quốc gia Thái Thị Thảo, sinh1995 quê xã Bài Sơn, Huyện Đô Lương. Đơn vị anh hùng và tiêu biểu sau ngày hòa bình thống nhất đất nước, xã Tân Sơn, đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới. Trường THCS Lý Nhật Quang, Đô Lương, ngôi trường nổi tiếng vì nhiều học sinh giỏi xuất sắc, cái nôi đào tạo nhân tài cho quê hương, đất nước.
Nơi đây sản sinh và tạo nên các nhà văn hóa tiêu biểu, các nhân vật lịch sử trên đất Đô Lương như Lý Nhật Quang (995 - 1057), là con trai thứ tám của vua Lý Thái Tổ, năm 1041 được phong làm tri châu Nghệ An (1041-1057). Năm 1044 Giáp Thân,Thái Tông Hoàng phong cho Lý Nhật Quang là Tước Vương. Đền thờ và các di sản quốc gia lưu giữ tại đền có cả mộc bản ghi công trạng khai ấp lập địa tại Đền Quả Sơn thuộc xã Bồi Sơn, Đô Lương. Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan (1521- 9/1576), là người thông minh ,văn võ song toàn, một lòng phò vua. Đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan được là công nhận di tích lịch sử, văn hóa, đã từng một thời gian, liên tục gần như cha truyền con nối, có 18 vị quận công, 72 vị tước hầu. Tiến sỹ Nguyễn NguyênThành (1825-1887), tự Uẩn Phủ, hiệu Hương Phong, sinh năm Ất Dậu (1825), người thôn Cẩm Ngọc, xã Đô Lương, tổng Đô Lương, huyện Lương Sơn, phủ Anh Sơn, nay là xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Ông đậu Tú tài Khoa Bính Ngọ triều vua Thiệu Trị (1846) tại trường Nghệ An, hai năm sau ông đỗ Cử nhân năm Mậu Thân 1848, ông tiếp tục thi Hội và đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa thi năm Tân Hợi, niên hiệu Tự Đức năm thứ 4 (1851), khi mới 27 tuổi. Đội Cung: là con trai thứ của ông Trần Công Thưởng , người làng Long Trì, Kỳ Anh, Hà Tĩnh và bà vợ thứ Lương Thị Uyển, quê huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Ông sinh năm 1903, tại Đông Sơn,Thanh Hóa. Ngày 13/1/1941 người làm nên khởi nghĩa Đô Lương lịch sử khắc ghi.
Truyền thống thơ văn, tác phẩm văn hóa, các nhà văn thơ nổi tiếng trên đất Đô Lương anh hùng trong chiến đấu, giỏi giang trong sản xuất và làm giàu trên quê hương. Nhà văn Cao Tiến Lê (1937- 2016) quê ông làng Bạch Ngọc. Nhà thơ Hoàng Trần Cương, sinh ngày ( 1948 - 2020) quê ở Đặng Sơn, huyện Đô Lương, xứ Nghệ. Nhà thơ Thạch Quỳ: tên thật là Vương Đình Huấn, sinh năm 1941 tại thôn Đông Bích, tổng Thuần Trung, huyện Lương Sơn, tỉnh Nghệ An, nay là thôn Đông Bích, xã Trung Sơn, Đô Lương. Nhà văn Nam Hà, tên là Nguyễn Anh Công, (1933 - 2018) ở xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương. Đại tá - nhà thơ quân đội Vương Trọng: sinh năm 1943 tại Đô Lương, Nghệ An. Ông là người làng Đông Bích, xã Trung Sơn. NGUT, Nhà thơ Vương Long: Năm sinh: 1950, làng Đông Bích,Xã Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An. nguyên Trưởng phòng GD&ĐT. Ngoài ra còn có các nhà thơ văn trẻ tuổi: Hoàng Trần Thiên Kim; Ca sỹ Phương Thanh... và các di sản hò, vè Đô Lương, các nghệ nhân, ca sỹ nhạc sỹ duy trì phát triển dân ca xứ nghệ.
Trong tương lai không xa Đô Lương là điểm đến du lịch tiềm năng bởi các lĩnh vực đều có nhiều điểm nhất thuận lợi và tiêu biểu như về lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn, mô hình trồng cây trong nhà lưới kết hợp tưới được phát triển; mô hình sản xuất Việt Gap; mô hình Ocop tốc độ sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, ngô, khoai và hoa màu. Có khoảng 1,6% diện tích nuôi trồng thủy sản được sử dụng. Số hồ đập lớn nhỏ trên địa bàn huyện có 106 cái; trong đó có 57 hồ đập có dung tích trên 400.000m3; trong đó một số có thể phát triển du lịch sinh thái như: Đập Bàu Đá,thuộc xã Trù Sơn; Đập Mộ giạ, Đồng Thiêng, thuộc xã Giang Sơn Tây; đập Bỉ thuộc xã Hồng Sơn; đập Đá bàn thuộc xã Bài Sơn; đập Long Thái , Yên Trạch thuộc xã Thái Sơn; đập Yên Thế thuộc xã Thịnh Sơn ; đập Khe Mài thuộc xã Giang Sơn Đông; đập Và thuộc xã Thuận Sơn. Các sông ngòi có Sông Lam từ Ngọc Sơn - Thuận Sơn dài 20 km; Sông Đào từ Ba ra Tràng Sơn đến Hòa Sơn dài 9,2 km; Sông Khuôn từ Hòa Sơn - Nhân Sơn dài 11,88 km. Đô Lương đang bảo tồn và phát huy 7 làng nghề truyền thống , bánh đa Vĩnh Đức -Thị trấn, mộc Tĩnh gia - Thái Sơn, mộc Trung Hậu - Tân Sơn, Chổi đót - Bắc Sơn, mộc Đông Minh - Minh Sơn, Nồi đất - Trù Sơn, Dâu tằm tơ Xuân Như - Đặng Sơn. Giao thông có các quốc lộ 7; 46; 15; 48 chạy qua, với tổng chiều dài là 119,15 km, trong đó Quốc lộ 7A dài 15,8 km; 7B dài 14 km; 7C dài 23,3 km. Quốc lộ 46B: dài 9,5 km, 46C dài 3,5km. Quốc lộ 15A dài 46,35km. Quốc lộ 48E dài 6,7 km. Các đoạn đường liên tỉnh có tổng chiều dài là 10 km, có 29 tuyến đường liên huyện có tổng chiều dài 215,7 km và hàng trăm km đường giao thông nông thôn, được nhựa hóa và bê tông hóa tạo thuận lợi cho giao thương đi lại.
Các doanh nghiệp lớn trên địa bàn như Công ty Cổ phần Xi măng Sông Lam; Cụm công nghiệp Thị trấn; Cụm công nghiệp Lạc Sơn; Cụm công nghiệp Thượng Sơn; Nhà máy gạch tuynenl, xã Nhân Sơn; Nhà máy may Minh Anh - Quang Sơn; Công ty TNHH KIDO Vinh - Lạc Sơn; Công ty TNHH Bảo Ngọc, xóm Hoa Trường, Yên Sơn; Công ty TNHH Tâm Huệ, xóm 7 xã Đông Sơn; Công ty TNHH Sâm Hà, khối 4 Thị trấn Đô Lương; Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Long Hải, Thị trấn Đô Lương; Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng Nhật Hoàng; Doanh nghiệp tư nhân Thành Minh, khối 6 Thị trấn Đô Lương; Công ty TNHH Hoàng Liên Sơn, Thị trấn Đô Lương; Công ty TNHH Nguyên Nghĩa, Thị trấn Đô Lương; Công ty TNHH An Thành Đạt,Thị trấn Đô Lương; Công ty TNHH Tâm Huệ, Thị trấn Đô Lương; Công ty cổ phần Nội thất Toàn Mỹ, Thị trấn Đô Lương; Công ty TNHH Hà Duy Minh; xã Lam Sơn, Đô Lương; Doanh nghiệp tư nhân Quang Trung, Thị trấn Đô Lương; Nhà máy nước, Đông Sơn; Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại Yên Sơn; Nhà máy nước - Hòa Sơn; TTTM và Chợ Đô Lương. Các doanh nghiệp này đã thu hút hàng nghìn lao động là con em Đô Lương có việc làm ổn định và thu nhập cao đảm bảo đời sống ngày càng khá hơn, đóng góp cho sự phát triển trên quê hương Đô Lương.
Hệ thống các nhà hàng, khách sạn có nhiều và nằm rải đều trong địa bàn đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách ở xa, góp phần tạo cơ sở và điều kiện cho du lịch phát triển. Có thể kể đến các Nhà nghỉ Thái Đình Lưu, xóm 2, Hòa Sơn; Nhà nghỉ Lợi Lai Quốc lộ 7, Hòa Sơn; Nhà nghỉ Minh Nhân, Nhân Sơn; Khách sạn Phương Nam, xóm 2, Đà Sơn; Khách sạn TH TT Đô Lương; Nhà nghỉ Lộc Oanh, Khối 4, TT Đô Lương; Nhà nghỉ Hoa Hồng,Khối 4, TT Đô Lương; Nhà nghỉ Quỳnh Anh; Khối 4, TT Đô Lương; Khách sạn Thương nghiệp, khối 1, TT Đô Lương; Nhà nghỉ Tiến Thành, Khối 2, TT Đô Lương; Nhà nghỉ Bình Thọ, Đông Xuân, xã Hòa Sơn; Nhà nghỉ Hương Trầm, xóm Cầu Khuôn, Hòa Sơn; Nhà nghỉ Minh Sơn, xóm Bình Minh, Minh Sơn; Nhà nghỉ Long An,xóm Bình Minh, Minh Sơn; Nhà nghỉ Phú Hải, xóm Yên Quang, Yên Sơn; Nhà nghỉ Nhật Hoàng, xóm7,Tràng Sơn; Nhà nghỉ Sông Lam, xóm7, Tràng Sơn; Nhà nghỉ Hoàng Anh, xóm Thịnh Đồng, Giang Sơn Đông; Nhà nghỉ Đại Phát, Đường 46, Trung Sơn; Nhà nghỉ Bình Minh 2, xóm 1,Tràng Sơn; Nhà nghỉ Tài Lộc, khối 3,Thị trấn Đô Lương; Khách sạn Thành Đô, khối 5,TT Đô Lương; Nhà nghỉ Hợp Nhất, xóm Nhân Bồi, xã Bồi Sơn.
Đến với Đô Lương hôm nay chúng ta sẽ thấy được bộ mặt khang trang, cảnh quan thay đổi từng ngày nhất là khu đô thị trung tâm, các xã các vùng trung tâm phát triển như Đông Tràng Thị trấn,Yên Văn Thịnh Hòa, Quang Thái Thượng... đến các làng xóm xa xôi như Giang Hồng Bài, Hiến Trù Đại hay đến dọc ven sông Lưu Đà Trung Thuận, vùng địa linh tiềm ẩn văn hóa làng quê như vùng Nam Bắc Đặng, Ngọc Lam Bồi đang trổi dậy với sức sống mới. Đô Lương đang chuyển mình cùng sự phát triển của xứ Nghệ xứng đáng là quê hương có nền văn hóa lâu đời với lịch sử truyền thống, điểm đến năng động, du lịch tiềm năng trong tương lai ./.
|