Bánh đa vừng tại Làng nghề sản xuất truyền thống Vĩnh Đức Thị trấn Đô Lương
Câu
chuyện về chiếc bánh đa vừng tại Làng nghề sản xuất truyền thống Vĩnh Đức Thị
trấn Đô Lương


Làng nghề
Vĩnh Đức trải qua hơn 100 năm với nghề sản xuất bánh đa vừng và kẹo lạc theo
phương pháp truyền thống kết hợp với trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ
trong quá trình tạo ra những chiếc bánh đa vừng, đã được truyền lại bao thế hệ.
Sở dĩ
bánh làng Vĩnh Đức ngon cũng là do mạch nước ở đây làm cho cây lúa làng có
hương vị đặc trưng riêng. Bởi thế khi lấy nguyên liệu ở nơi khác về làm thì
bánh không ngon như làm bằng nguyên liệu tại chỗ, hoặc một số nơi ở Đô Lương
cũng làm bánh đa nhưng lại không có vị riêng như ở đây. Ngòai ra vừng sẽ làm
cho bánh thêm bùi, ngọt , tiêu và tỏi sẽ làm cho bánh thơm, khi ăn có vị
cay nồng dễ chịu. Muốn ăn bánh người ta nướng lên bằng than củi. Bánh đa là thứ
bánh dân dã, dễ ăn kèm với các món khác hoặc ăn riêng cũng được. Thông thường,
bánh được ăn kèm với bánh mướt (một loại bánh được làm từ bột gạo nhưng ăn ngay
khi vừa tráng xong). Cuốn bánh mướt vào một miếng bánh đa rồi chấm vào bát nước
mắm cay, khi cắn nghe tiếng "rốp" thật đã. Giờ đây đời sống đã được
nâng lên, người ta thường ăn bánh mướt với giò, chả nhưng nhiều người vẫn nhớ
và thích ăn cái kiểu "nửa khô nửa ướt" ấy. Ngoài ra, món "bún
giá cá ruốc" sẽ ngon hơn nhờ một miếng bánh đa, bỏ lên ít bún, thêm ít giá
sống và cùng một mẩu nhỏ cá hấp, rồi chấm vào bát ruốc (mắm tôm) đã dầm ớt vắt
chanh. Vị cay nồng hoà cùng với vị ngọt bùi thêm một ít vị chua, khi ăn mồ hôi
túa ra, thật sảng khoái ! Bao người Nghệ đi xa vẫn cứ nhớ cái món ăn sáng trong
phiên chợ đầu làng, rồi cứ day dứt, mong ngóng ngày về... !
Bánh đa làng
nghề truyền thống Vĩnh Đức Thị trấn Đô Lương là sản phẩm truyền thống đã có từ
bao đời nay, từ thời cha ông truyền lại và được lưu giữ cho tới ngày nay. Với
bàn tay cần cù chịu khó của người dân làm nghề, thêm vào đó là sự sang tạo và
bí quyết riêng độc đáo của vùng miền đã tạo ra chiếc bánh tráng thơm ngon đậm
đà mà các địa phương khác không có được. Chiếc bánh đa không chỉ là món ăn đơn
thuần mà nó còn gắn bó với nhiều kỷ niệm của bao nhiêu thế hệ người dân đã sinh
ra và trưởng thành ở nơi đây. Hình ảnh chiếc bánh đa đã đi vào thi ca, trong những
bài nhạc, câu thơ, những làn điệu ví dặm thắm đượm long người. Trong “ Khúc hát
song quê ”, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã có một ví von rất tinh tế về chiếc bánh
đa đã gắn bó với cả một thời tuổi thơ: “ Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng
”…
Bánh đa vừng
đen Vĩnh Đức có dạng hình tròn, đường kính khoảng 25cm, được làm từ gạo tẻ, vừng
và một số gia vị khác, được phối trộn theo công thức gia truyền của địa phương.
Nhìn bề ngoài bánh đa vừng Vĩnh Đức giống như chiếc bánh tráng nhưng lại có màu
đen nhánh. Bánh đa tại làng nghề Vĩnh Đức được tráng thủ công và tráng máy bán
tự động, phơi dưới ánh nắng mặt trời tự nhiên. Tùy vào sở thích mà ta có nhiều
cách để sử dụng bánh như nướng bằng than củi hoặc chiên bằng dầu,…



Bánh có vị
thơm, giòn, xốp, mang vị ngon đặc trung riêng của vùng đất Đô Lương xứ Nghệ.
Ngoài việc sử dụng như một món ăn vặt thì chiếc bánh đa còn chứa rất nhiều chất
dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho sức khỏe. Những người làm việc đêm khuya chỉ cần nướng
một vài chiếc bánh đa là đã có một món ăn đêm không béo, giảm buồn ngủ, đối với
những người ăn kiêng và những người muốn bổ sung thêm vừng đen vào khẩu phần ăn
hàng ngày thì đây chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo. Bánh đa vừng đen có
thể ăn kèm với các món ăn để làm tăng khẩu vị của người dùng theo sở thích ./.
TỔ HỢP TÁC SẢN XUẤT BÁNH ĐA - KẸO LẠC
THỊ TRẤN ĐÔ LƯƠNG
SẢN PHẨM:
Kẹo cu đơ
Địa
chỉ: Khối 7 Thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
Người đại diện: Ông: Nguyễn Văn Công
Điện thoại: 0987677357