ĐĂNG NHẬP  
image banner
   
Vài nét về lịch sử văn hóa Đô Lương.

Danh xưng Đô Lương không phải đã có từ ngày đầu dựng nước và giữ nước mà cho đến nay thì cái tên gọi này mới được gần 200 năm. Đứng trên đỉnh núi Buộc trốc (208) cao nhất nhìn về dãy núi Quỳ Lĩnh ta như lạc vào cõi tiên nhất là những cánh đồng lúa xanh tốt bước vào vụ mùa chín rộ cho ta thấy Đô Lương như một bức tranh thủy mặc, hay như một lòng chảo bốn bề là núi rừng ở giữa là những cánh đồng bát ngát hương thơm đồng nội.Trải qua hàng nghìn năm chiêu dân lập ấp, mở mang biên địa cho đến ngày nay.

 Truyền thống đoàn kết đấu tranh chống giặc cứu nước, bảo vệ tổ quốc, có các công trình lịch sử văn hóa cách mạng như Tượng đài chiến thắng Truông Bồn,Tượng đài khởi nghĩa Đô Lương. Mỗi xã đều có các nhà bia tưởng niệm đặt tại trung tâm của 33 xã, thị trấn, xây dựng giai đoạn từ năm 1990-1998 cơ bản hoàn thành là nơi để Nhân dân tưởng niệm ghi nhớ công ơn các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do và hạnh phúc của Nhân dân.  Hiện nay đang quản lý hồ sơ: 4036 liệt sỹ, 3448 thương binh, 1441 bệnh binh, 1200 chất độc Dioxin, 262 mẹ Việt Nam Anh hùng Lão thành cách mạng 154, Cán bộ tiền khởi nghĩa 113; Người bị địch bắt tù đầy 267 người; Đô Lương có 18 Tập thể anh hùng LLVT và 01 xã anh hùng thời kỳ đổi mới, 8 cá nhân Anh hùng LLVT Nhân dân, 12 Nhà giáo Ưu tú, 4 Thầy thuốc Ưu tú, 05 nghệ nhân ưu tú. Có 11 đ/c được phong hàm tướng lĩnh trong quân đội, công an và biên phòng.

Truyền thống hiếu học, học giỏi, đậu đạt và thành công gắn liền với lịch sử phát triển của Nho học thời phong kiến Việt Nam, truyền thống hiếu học và khoa bảng của Đô Lương cũng được hình thành và phát triển. Cùng với cả nước lúc bấy giờ, hệ thống trường, lớp học thời phong kiến chủ yếu là trường, lớp tư, mở và tổ chức dạy, học tại các gia đình, làng xã. Trong lịch sử khoa bảng thời Nho học (1075-1919), Đô Lương có 58 vị đậu từ Cử nhân trở lên, trong đó có 6 tiến sĩ, 1 Phó bảng, 29 Hương cống (như Cử nhân) triều Lê và 22 Cử nhân triều Nguyễn (Lịch sử Khoa bảng Nghệ An chỉ ghi danh 57 người), xếp thứ 7 trong số 20 huyện thành của cả tỉnh.

Đô Lương vinh dự có12 nhà giáo được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú, chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng đại trà ổn định và là một trong những huyện có thành tích cao về kết quả thi học sinh giỏi, nhiều em đạt giải cao đem lại niềm tự hào cho quê hương, là đơn vị có chất lượng giáo dục đứng tốp đầu của tỉnh. Nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế, trong nước ví như: Trần Tuấn Hiệp Sinh 1966, Dương Trọng Hoàng, sinh1990, Vũ Đình Long, sinh 1992.Tăng Văn Bình, sinh 1992.  Nguyễn Tất Nghĩa, sinh năm 1994. Thái Đình Phúc, sinh1995, Hoàng Anh Tài, sinh1997....

Truyền thống cần cù lao động sáng tạo, nhiều nhân vật tiêu biểu và mô hình kinh tế mới năng động, sáng tạo đổi mới. Những tập thể, gia đình, cá nhân tiêu biểu trong lao động xây dựng quê hương, đất nước. Gia đình có bốn người là bốn nhà khoa học, nhà giáo. Đó là Nguyễn Cảnh Toàn; Nguyễn Cảnh Cầu; Nguyễn Cảnh Hồ; Nguyễn Cảnh Cầm người ở làng Nghiêm Thắng, xã Đông Sơn, Bà Thái Thị Hương, sinh năm 12/10/1958 quê ở xóm Hồ Sen, xã Hòa Sơn"Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới" năm 2020. Công ty TNHH Trường An, Giám đốc công ty này là vợ chồng nhà Thúy Danh, quê ở Yên Sơn, Đô Lương. Trường đời đã dạy cho con đường lập nghiệp phải có đạo đức bền vững, kiên trì, năng động sáng tạo, táo bạo trong lao động và thương mại. Từ hai bàn tay trắng, từ nghề lái xe công nông chở cát sạn, vật liệu xây dựng có nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc. Đơn vị "Xã Tân Sơn, đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới", Thành tích lao động đổi mới đất nước nổi bật là một vùng quê trù phú, giàu đẹp, trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, địa danh Tân Sơn cũng có nhiều thay đổi.  Trường chuyên văn toán là ngôi trường nổi tiếng vì nhiều học sinh giỏi xuất sắc nay là THCS Lý Nhật Quang, Đô Lương.

 Từ xưa, chợ Lường đã nổi danh là sự trù phú, phát triển, đô hội, thu hút đông đảo người tứ xứ về trao đổi buôn bán hàng hóa, những người dân thuộc các xã Tràng Sơn,Thị Trấn, Lưu Sơn, Đặng Sơn, Đông Sơn, Yên Sơn và dân cư dọc đường quốc lộ 7 đã có những giao thương rộng khắp cả nước về buôn bán hàng nông sản, thực phẩm, đồ gỗ…Một thời nổi tiếng nghề đồ gốm Trù Sơn, Đại Sơn; gạch ngói làng Phượng Kỷ, Đà Sơn, Trồng dâu nuôi tằm dệt lụa khắp các làng xã, nhất là Đặng Sơn, Trung Sơn, Thuận Sơn. Đô Lương là nơi sản xuất đạt 5 tấn trên diện tích 1 ha đầu tiên của Nghệ An trong phong trào hợp tác xã nông nghiệp, tiêu biểu là đơn vị Yên Sơn mà cả tỉnh về học tập thời bấy giờ..

 Ngành Văn hóa và Thông tin đã làm tốt công tác tuyên truyền, thông tin, đẩy mạnh việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới. Truyền thống văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng, di tích lịch sử, ngôi làng truyền thống. Các làng xã với mô hình cây đa bến nước sân đình còn lưu giữ được cho đến ngày nay. Những dòng sông, bến nước và cảnh trí Đô Lương là khởi nguồn những làn điệu dân ca ví dặm, đò đưa, phường vải mang sắc thái riêng mình. Nhiều nghệ nhân dân ca xuất hiện các phong trào và các cá nhân tiêu biểu hát và sáng tác dân ca thời nào cũng có ngày càng được thế hệ trẻ đam mê gìn giữ. Hiện có vài nghệ nhân hát dân ca được nghi nhận thành tích, nhiều câu lạc bộ phát triển ngày càng đông đảo thế hệ trẻ tham gia và phát triển.

 Các di tích lịch sử trên địa bàn được phát triển gần như làng xã nào cũng có đền thờ thành hoàng làng, các nhân vật có công lớn với Nhân dân, đất nước tính đến nay Đô Lương có khoảng 191 di tích được còn lưu giữ và tồn tại trong đó có 10 di tích cấp quốc gia bao gồm: Đền Quả Sơn, Bồi Sơn; Đền Đức Hoàng, Yên Sơn; Đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan, Tràng Sơn; Khu di tích Truông Bồn, Mỹ Sơn; Đình Lương Sơn, Bắc Sơn; Đình Phú Nhuận, Đặng Sơn; Nhà Thờ họ Hoàng Trần, Đặng Sơn; Đền thờ Thái Bá Du, Yên Sơn; Nhà thờ họ Thái Đắc, Bài Sơn; Đền Phú Thọ, Lưu Sơn. Có 27 di tích được xếp hạng gồm: Nhà thờ họ Nguyễn Văn; Đền Linh Kiếm-Thuận Sơn; Nhà thờ họ Nguyễn Bá -Tràng Sơn; Đền Hội Thiện -Trù Sơn; Nhà thờ họ Nguyễn Nguyên, Nhà thờ họ Nguyễn Cảnh, Nhà thờ họ Hoàng Văn - Đông Sơn; Chùa Bà Bụt, Đình Phúc Hậu -Lam Sơn; Đình Long Thái, Nhà thờ họ Nguyễn Công -Thái Sơn; Nhà thờ họ Nguyễn Đình -Xuân Sơn;  Nhà thờ họ Nguyễn Tất -Tân Sơn; Đình Phúc Yên -Ngọc Sơn; Nhà thờ họ Lê Đình-Văn Sơn; Đền Khai Long -Tân Sơn; Nhà thờ Đại tôn họ Thái Khắc -Thịnh Sơn; Chùa Nhân Bồi -Bồi Sơn; Đền Yên Mỹ -Bài Sơn;  Mộ ông Nguyễn Ngọc Sỹ và Miếu Đông Sơn - Trung Sơn; Nhà thờ họ Nguyễn Công - làng Yên Trạch, Thái Sơn; Đền thờ Phan Sỹ Tuấn -Tràng Sơn; Nhà thờ họ Nguyễn Đình Chi 2, Nhà thờ họ Nguyễn Văn -Xuân Sơn; Nhà thờ Đại tôn họ Nguyễn Văn -Nam Sơn; Nhà thờ Đại tôn họ Nguyễn Trọng -Minh Sơn và  Nhà thờ Đại tôn họ Nguyễn Quốc -Đà Sơn. Các nhà thờ trên là những nơi cơ sở cách mạng thời kháng chiến, nơi cất dấu tài liệu, vũ khí, nơi chỉ huy, họp hành và chỉ đạo của các lãnh đạo cách mạng thời kháng chiến. Làng xã lâu đời nhân văn và văn hóa lâu đời với tiêu chí xây dựng đạo đức phong cách con người của làng xã: Làng Đông Trung, Làng Vạn Phúc, Làng Đông Bích, Làng Bạch Ngọc; Làng Văn Hiến. Làng Văn Khuê...Các làng đều có quy ước đình làng làm nơi tụ họp Nhân dân, là nơi sinh hoạt văn hóa mỗi khi có lễ hội trong làng. Tiêu biểu là Đình Long Thái xã Thái Sơn; Đình Phú Nhuận xã Đặng Sơn; Đình Lương Sơn xã Bắc Sơn; Đình Phúc Hậu xã Lam Sơn; Đình Phúc Yên xã Ngọc Sơn; Đình Văn Khuê xã Nhân Sơn; Đình Thượng Giáp xã Trù Sơn; Đình Khuôn xã Hòa Sơn....

 Truyền thống thơ văn và các tác phẩm văn hóa, văn nghệ có các nhà văn thơ nổi tiếng trên đất Đô Lương anh hùng trong chiến đấu, giỏi giang trong sản xuất và làm giàu trên quê hương. Nhà văn Cao Tiến Lê (31/12/1937-5/6/2016) quê ông làng Bạch Ngọc. Nhà thơ Hoàng Trần Cương: (30/7/1948- 9/4/2020) quê ở Đặng Sơn.Nhà văn Nam Hà, tên là Nguyễn Anh Công, (sinh năm 1933-19/5/2018) ở xã Bắc Sơn. Nhà thơ Thạch Quỳ ( Vương Đình Huấn) sinh năm 1941; Đại tá - nhà thơ quân đội Vương Trọng sinh năm 1943.Vương Long sinh năm 1950, đều quê quán Làng Đông Bích, xã Trung Sơn.

 Đô Lương ngày nay đang là tiềm năng cho sự thay đổi vượt bậc cả kinh tế văn hóa xã hội phát triển nhanh chóng. Suốt 10 năm từ 2010 - 2020 Đô Lương đã có nhiều đổi thay vượt bậc. Cơ sở hạ tầng nhất là các trường học, trạm điện, trạm y tế được xây dựng mới và các khu công nghiệp hình thành và phát triển thu hút nhiều lao động trên địa bàn như may mặc, đồ dân dụng, đời sống Nhân dân được nâng cao, nhiều nhà máy, công ty ra đời, nhiều nhà cao tầng mọc lên, nhiều địa phương nông thôn phát triển như phố thị, xe máy, tỷ lệ người dân có ô tô phát triển nhanh chóng. Thu nhập bình quân người dân tăng nhanh vượt trên 50 triệu đồng/người/năm. Tốc độ phát triển kinh tế của huyện liên tục tăng trưởng, bình quân đạt 11,83%/năm, Quy mô giá trị tăng thêm năm  gấp 1,75 lần, đứng thứ 7/21 địa phương trong tỉnh. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; tỷ trọng nông - lâm - thủy sản từ 26,77% - 17,90% (2015-2020); tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 26,62%- 33,23% (2015-2020) và tỷ trọng dịch vụ, thương mại từ 46,61% - 48,87% (2015-2020). Tỷ lệ hộ giàu có nhà lầu, xe hơi: 30,2%,tỷ lệ hộ nghèo còn 4.1% (2021); Đời sống vật chất và tinh thần thoải mái và tin tưởng vào sự lãnh đọa của Đảng, Nhà nước, ai cũng đủ cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, việc làm cho người lao động đảm bảo, không còn có người đói, nghèo thực sự. Giao thông đi lại thuận lợi, hàng hóa nhiều đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu Nhân dân. Nhà cửa khang trang, môi trường trong sạch từ nguồn nước, an toàn thực phẩm, kinh tế dồi dào, có thể ăn ngon, mặc đẹp. Nhiều di tích được củng cố, nhiều cảnh đẹp được xây dựng, rác thải được quản lý thu gom và xử lý. Văn hóa và giáo dục phát triển, xây dựng con người Đô Lương chăm ngoan, học giỏi cần cù lao động và làm giàu trên mảnh đất quê hương. Đời sống tinh thần được chú trọng chăm lo. An sinh xã hội được đảm bảo cho người hưởng chế độ cho người lao động, việc khống chế dịch bệnh thành công bước đầu có kết quả khả quan và hợp lòng dân. 

Gần 60 năm, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và gắn liền với  21 kỳ Đại hội Đảng bộ huyện, 32/32 xã đạt Nông thôn mới đạt tỷ lệ: 100%, toàn huyện có 190 khối, xóm, dân số có (214.582) người, có 58164 hộ gia đình. làng nghề truyền thống có 7 làng (Làng bánh đa Vĩnh Đức,Thị trấn; Làng nghề mộc Tĩnh gia, xã Thái Sơn; Làng nghề mộc Trung Hậu, xã Tân Sơn; Làng nghề Chổi đót, xã Bắc Sơn; Làng nghề mộc Đông Minh, xã Minh Sơn; Làng nghề Nồi đất, xã Trù Sơn; Làng nghề Dâu tằm tơ Xuân Như, xã Đặng Sơn). Lĩnh vực kinh tế và hạ tầng giao thông Đô Lương có các quốc lộ 7; 46; 15; 48 chạy qua, với tổng chiều dài là 119,15 km.Các đoạn đường liên tỉnh có tổng chiều dài là 10 km. Có 29 tuyến đường liên huyện có tổng chiều dài 215,7 km và hàng trăm km đường giao thông nông thôn. Toàn huyện quyết tâm phấn đấu để có được huyện Nông thôn mới vào năm 2023./.

 

                                                                   Xuân Thanh,

PHÒNG VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
 
image

Tin tức
  • Nghệ An với công tác truyền thông chính sách
1 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement